Một số hình ảnh hoạt động của lớp học
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Thơ thiếu nhi
Ong mat troi ong anh
Toa nang hai me con
Bong con va bong me
Dat nhau di tren duong
Ong nhiu mat nhin em
Em nhiu mat nhin ong
Ong o tren cao nhe
Chau o duoi nay thoi
Hai ong chau cung cuoi
Me cuoi di ben canh
Hình ảnh lễ khai giảng
Hình ảnh lễ khai giảng lớp tập huấn
"nâng cao khả năng sử dung máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam"
"nâng cao khả năng sử dung máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam"
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
Thiết lập mạng vô tuyến dạng Ad-hoc (Wireless không cần dùng trạm thu phát gốc)
Nếu muốn nối mạng không dây cho vài ba chiếc laptop trong nhà thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Chạy ra ngoài hàng mua 1 wireless router hay 1 WAP à, hay mua gấp 1 bộ modem PLC? Từ từ, còn có một phương án khác tiết kiệm và hiệu quả hơn rất nhiều đấy: Mạng Ad-hoc.
Giới thiệu
Nếu muốn nối mạng không dây cho vài ba chiếc laptop trong nhà thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Chạy ra ngoài hàng mua 1 wireless router hay 1 WAP à, hay mua gấp 1 bộ modem PLC? Từ từ, còn có một phương án khác tiết kiệm và hiệu quả hơn rất nhiều đấy: Mạng Ad-hoc.
Một số đặc điểm chính của mạng Ad hoc:
- Mỗi máy chủ không chỉ đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng mà còn hoạt động như một hệ thống trung gian
- Mọi nút mạng đều có khả năng di động
- Tôp mạng thay đổi theo thời gian
- Các nút di động sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn
- Băng thông trong thông tin vô tuyến hẹp
- Chất lượng kênh luôn thay đổi
- Không có thực thể tập trung , nói cách khác là mạng phân bố
Có nhiều thiết bị khác nhau sử dụng trong mạng Ad hoc, chúng đều có đặc điểm chung là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp . Năng lượng mà pin có thể cấp cho các thiết bị này là có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như thu phát vô tuyến , truyền lại và dẫn đường đểu tiêu thụ năng lượng. Vì vậy mà cần phải có những giao thức về năng lượng có hiệu quả cao và các kỹ thuật điều khiển công suất tốt hơn. Điều này cũng khó làm được bởi vì công nghệ pin không có được sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng như công nghệ sản xuất chip… do đó điểm này được coi là một nhược điểm của mạng Ad hoc.
Đặt cấu hình cho máy chủ:
- Đầu tiên bạn hãy bỏ hết những điểm truy cập không dây (WAP) mà máy tính của bạn đang liên kết để đảm bảo nó chỉ làm việc duy nhất với mạng Ad-hoc mà chúng ta đang thiết lập.
- Tiếp theo, kích vào tab "Advanced", chọn "Computer to computer (ad hoc) networks only" và xóa lựa chọn "Automatically connect to non-preferred networks"
- Kích lại vào tab "Wireless Networks". Dưới phần "Preferred Networks", kích "Add". Trong phần hộp thoại "Wireless Network Properties", đặt tên mạng Adhoc của mình vào "Network name (SSID)". Nhớ đánh dấu chọn "computer-to-computer network".
- Thiết lập "Wireless Equivalency Protocol (WEP)" chưa cần phải làm ngay ở bước này vì ta nên lập mạng Ad-hoc chạy trơn tru trước khi mã hóa dữ liệu. Sau này, quyết định có dùng mã hóa dữ liệu hay không phụ thuộc vào môi trường. Trong đa số trường hợp, nên dùng tính năng này.
- Để ý đến dấu x đỏ bên cạnh tên mạng. Khi có 1 máy khác trong vùng phủ sóng và liên kết với máy chủ này, dấu x đỏ sẽ mất đi.
Đặt cấu hình cho máy khách:
- Khi nằm trong phạm vi phủ sóng của máy chủ, trên máy khách sẽ xuất hiện tên của mạng Ad-hoc mà máy chủ vừa tạo ra. Chọn tên này, kích "Configure". Vì chưa thiết lập WEP nên kích tiếp vào "OK".
Chia sẻ kết nối
Sau khi đã thiết lập được 1 kết nối giữa máy chủ và máy khách, ta sẽ thiết lập cấu hình chia sẻ kết nối Internet.
- Mở "Network Connections" trên máy chủ, (chọn Start>Control Panel>Switch to classic view>Network Connections).
- Chọn kết nối internet để chia sẻ, chọn "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection" trong tab "Advanced".
- Nếu chưa có firewall, bạn nên thiết lập "Internet Connection Firewall (ICF)" tại bước này.
Có thể tùy chọn cho những người dùng khác kiểm sóat hay thay đổi kết nối này. Sau khi kết thúc việc thiết lập cáu hình cho ICS, cửa sổ "Network Connection" sẽ xuất hiện trên máy chủ với trạng thái "shared" và "Enable". Trên của sổ "Network Connection" của máy khách, kết nối này sẽ hiển thị là "Internet Gateway".
- Máy khách sẽ nhận được 1 địa chỉ ip nội bộ dạng 192.168.0.* từ DHCP của máy chủ và được thông ra Internet.
Đặt cấu hình cho WEP:
Sau khi đã thiết lập thành công mạng Ad-hoc, trở lại "Network Properties" để thiết lập cho WEP.
- Trên máy chủ, mở "Wireless Network Properties", chọn "Data encryption (WEP enabled)".
Như vậy bạn đã hoàn tất quá trình thiết lập và chia sẻ kết nối internet bằng chức năng thiết lập mạng Ad-hoc của Windows XP.
(Theo microsoft.com)http://www.citd.edu.vn/Vietnam/Home/index.php/daotao/thit-b-vin-thong/42-thit-lp-mng-vo-tuyn-dng-ad-hoc-wireless-khong-cn-dung-trm-thu-phat-gc?lang=
Nếu muốn nối mạng không dây cho vài ba chiếc laptop trong nhà thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Chạy ra ngoài hàng mua 1 wireless router hay 1 WAP à, hay mua gấp 1 bộ modem PLC? Từ từ, còn có một phương án khác tiết kiệm và hiệu quả hơn rất nhiều đấy: Mạng Ad-hoc.
Giới thiệu
Nếu muốn nối mạng không dây cho vài ba chiếc laptop trong nhà thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Chạy ra ngoài hàng mua 1 wireless router hay 1 WAP à, hay mua gấp 1 bộ modem PLC? Từ từ, còn có một phương án khác tiết kiệm và hiệu quả hơn rất nhiều đấy: Mạng Ad-hoc.
Sơ đồ nguyên lý mạng chia sẻ kết nối dạng Ad-hoc
Ý tưởng của mạng Ad-hoc (theo tiếng Anh có nghĩa là "vì mục đích") là xây dựng 1 mạng kết nối (chủ yếu là vô tuyến) giữa các thiết bị đầu cuối mà không cần phải dùng các trạm thu phát gốc (BS). Các thiết bị đầu cuối sẽ tự động bắt liên lạc với nhau để hình thành nên 1 mạng kết nối tạm thời dùng cho mục đích truyền tin giữa các nút mạng. Ad-hoc đầu tiên được phát triển cho mục đích quân sự, nhưng do ưu điểm về giá thành và sự linh động, ngày nay, mọi người đều có thể được sử dụng nó. Nếu bạn đang ở chung phòng với 1 nhóm bạn sử dụng laptop, được trang bị Windows XP và các card giao tiếp vô tuyến theo chuẩn 802.11b với duy nhất 1 đường LAN kết nối ra Internet thì mạng Ad-hoc là một lựa chọn phù hợp nhất.Một số đặc điểm chính của mạng Ad hoc:
- Mỗi máy chủ không chỉ đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng mà còn hoạt động như một hệ thống trung gian
- Mọi nút mạng đều có khả năng di động
- Tôp mạng thay đổi theo thời gian
- Các nút di động sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn
- Băng thông trong thông tin vô tuyến hẹp
- Chất lượng kênh luôn thay đổi
- Không có thực thể tập trung , nói cách khác là mạng phân bố
Có nhiều thiết bị khác nhau sử dụng trong mạng Ad hoc, chúng đều có đặc điểm chung là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp . Năng lượng mà pin có thể cấp cho các thiết bị này là có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như thu phát vô tuyến , truyền lại và dẫn đường đểu tiêu thụ năng lượng. Vì vậy mà cần phải có những giao thức về năng lượng có hiệu quả cao và các kỹ thuật điều khiển công suất tốt hơn. Điều này cũng khó làm được bởi vì công nghệ pin không có được sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng như công nghệ sản xuất chip… do đó điểm này được coi là một nhược điểm của mạng Ad hoc.
Đặt cấu hình cho máy chủ:
- Đầu tiên bạn hãy bỏ hết những điểm truy cập không dây (WAP) mà máy tính của bạn đang liên kết để đảm bảo nó chỉ làm việc duy nhất với mạng Ad-hoc mà chúng ta đang thiết lập.
- Tiếp theo, kích vào tab "Advanced", chọn "Computer to computer (ad hoc) networks only" và xóa lựa chọn "Automatically connect to non-preferred networks"
- Kích lại vào tab "Wireless Networks". Dưới phần "Preferred Networks", kích "Add". Trong phần hộp thoại "Wireless Network Properties", đặt tên mạng Adhoc của mình vào "Network name (SSID)". Nhớ đánh dấu chọn "computer-to-computer network".
- Thiết lập "Wireless Equivalency Protocol (WEP)" chưa cần phải làm ngay ở bước này vì ta nên lập mạng Ad-hoc chạy trơn tru trước khi mã hóa dữ liệu. Sau này, quyết định có dùng mã hóa dữ liệu hay không phụ thuộc vào môi trường. Trong đa số trường hợp, nên dùng tính năng này.
- Để ý đến dấu x đỏ bên cạnh tên mạng. Khi có 1 máy khác trong vùng phủ sóng và liên kết với máy chủ này, dấu x đỏ sẽ mất đi.
Đặt cấu hình cho máy khách:
- Khi nằm trong phạm vi phủ sóng của máy chủ, trên máy khách sẽ xuất hiện tên của mạng Ad-hoc mà máy chủ vừa tạo ra. Chọn tên này, kích "Configure". Vì chưa thiết lập WEP nên kích tiếp vào "OK".
Chia sẻ kết nối
Sau khi đã thiết lập được 1 kết nối giữa máy chủ và máy khách, ta sẽ thiết lập cấu hình chia sẻ kết nối Internet.
- Mở "Network Connections" trên máy chủ, (chọn Start>Control Panel>Switch to classic view>Network Connections).
- Chọn kết nối internet để chia sẻ, chọn "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection" trong tab "Advanced".
- Nếu chưa có firewall, bạn nên thiết lập "Internet Connection Firewall (ICF)" tại bước này.
Có thể tùy chọn cho những người dùng khác kiểm sóat hay thay đổi kết nối này. Sau khi kết thúc việc thiết lập cáu hình cho ICS, cửa sổ "Network Connection" sẽ xuất hiện trên máy chủ với trạng thái "shared" và "Enable". Trên của sổ "Network Connection" của máy khách, kết nối này sẽ hiển thị là "Internet Gateway".
- Máy khách sẽ nhận được 1 địa chỉ ip nội bộ dạng 192.168.0.* từ DHCP của máy chủ và được thông ra Internet.
Đặt cấu hình cho WEP:
Sau khi đã thiết lập thành công mạng Ad-hoc, trở lại "Network Properties" để thiết lập cho WEP.
- Trên máy chủ, mở "Wireless Network Properties", chọn "Data encryption (WEP enabled)".
Như vậy bạn đã hoàn tất quá trình thiết lập và chia sẻ kết nối internet bằng chức năng thiết lập mạng Ad-hoc của Windows XP.
(Theo microsoft.com)http://www.citd.edu.vn/Vietnam/Home/index.php/daotao/thit-b-vin-thong/42-thit-lp-mng-vo-tuyn-dng-ad-hoc-wireless-khong-cn-dung-trm-thu-phat-gc?lang=
HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP PHÁT WIFI KẾT NỐI CỔNG WAN(ACCSESS- POINT)
Hình 3: Khai báo các thông số tại giao diện LAN
Sau đó bấm nút Save ở phía dưới màn hình để lưu các thông số vừa khai báo.
Tags: Network http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=2279068470580843637#editor/target=post;postID=5457580068639120697
1. Mô hình kết nối tổng quát:
Hình 1: Mô hình kết nối cổng WAN của Access-Point bằng dây cáp mạng
Kết nối cổng WAN của Access-Point vào mạng LAN bằng dây cáp mạng
- Trên 04 cổng FE của bộ phát không dây wifi Netis WF2412 có thể kết nối trực tiếp vào các máy tính để bàn (Desktop) hoặc máy tính xách tay (Laptop) bằng dây cáp mạng.
- Kích hoạt tính năng Wifi của Access-Point Netis WF2412 để kết nối máy tính xách tay (Laptop) hoặc điện thoại thông minh (Smart-phone) bằng Wifi.
2. Các thiết lập để truy nhập khai báo Access-Point:
- Thiết lập trên máy tính (Desktop/Laptop) chế độ nhận địa chỉ IP trên card mạng LAN (NIC) là động để có thể nhận địa chỉ IP từ DHCP của Access-Point
- Kết nối máy tính vào cổng LAN 1 của Access-Point rồi bật nguồn Access-Point
3. Các bước khai báo trên Access-Point:
- Truy nhập (qua trình duyệt Web) với địa chỉ IP quản lý: 192.168.1.1 để vào giao diện quản lý của Access-Point.
- Sau khi truy nhập vào giao diện quản lý của Access-Point thực hiện cài đặt ngay Username/Password truy nhập (System Tools ⇒ Password).
- Thông số Username/Password sẽ phải nhập vào mỗi lần truy nhập Access-Point
Hướng dẫn sử dụng Bộ phát sóng wifi không dây Netis WF2412
Bước 1:
- Khai báo tại phần Quick Setup như sau
- Chọn phần WAN⇒ Connection Type:DHCP (dynamic)
- Địa chỉ IP sẽ gán cho giao diện WAN sẽ do thiết bị trong mạng LAN cung cấp.
- Kích hoạt tính năng Wifi tại phần Wireless⇒ Wireless Status.
- Có thể thay đổi tên của Access-Point tại phần Wireless⇒ SSID Đặt tên sẽ hiển thị cho Access-Point trong danh sách các điểm phát Wifi
- Đặt tên sẽ hiển thị cho Access-Point trong danh sách các điểm phát Wifi.
- Nên chọn phần Pre-Shared Key ⇒ Encryption Type: TKIP & AES
- Nên chọn phần Pre-Shared Key ⇒ Key Mode: ASCII
- Nhập password truy nhập Wifi vào phần Pre-Shared Key⇒ Key.
- Các ký tự này sẽ phải nhập vào khi thực hiện kết nối vào Access-Point
- Thông tin tại các phần còn lại sẽ giữ nguyên (không thay đổi).
Hình 2: Khai báo các thông số trên Access-Point
Sau đó bấm nút Save ở phía dưới màn hình để lưu các thông số vừa khai báo
Bước 2:
Bước 2:
- Khai báo tại phần Network => LAN như sau
- Khai báo phần IP Address:
- Chuyển từ giá trị hiện có: 192.168.1.1 thành 192.168.10.1
- Khai báo phần Subnet Mask:
- Giữ nguyên giá trị hiện có: 255.255.255.0
- Thông tin tại các phần còn lại sẽ giữ nguyên (không thay đổi).
- Việc thay đổi địa chỉ IP nêu trên thực hiện với mục đích tránh xung đột dải địa chỉ IP 192.168.1.x/24 có thể đã được cấp trong mạng LAN hiện có
Hình 3: Khai báo các thông số tại giao diện LAN
Sau đó bấm nút Save ở phía dưới màn hình để lưu các thông số vừa khai báo.
Lưu ý:
- Sau khi thay đổi dải địa chỉ IP tại phần Network => LAN như đã nêu ở trên
- khi cần truy nhập vào giao diện quản lý của Access-Point (qua trình duyệt Web) sẽ thực hiện với địa chỉ IP mới là: 192.168.10.1
- Khuyến nghị thực hiện khởi động lại thiết bị Access-Point sau khi hoàn tất các thao tác khai báo nêu trên tại phần System Tools => Reboot
Chúc bạn cài đặt thành công Bộ phát sóng wifi không dây netis
16/08/2013
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
Thiết lập mạng không dây
|
| ||||
|
Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, thời thượng bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí... Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để xây dựng một mạng máy tính không dây
Chuẩn công nghệ không dây
Chuẩn công nghệ không dây
Công nghệ mạng không dây do tổ chức IEEE xây dựng và được tổ chức Wi-Fi Alliance chính thức đưa vào sử dụng thống nhất trên toàn thế giới. Có 3 tiêu chuẩn: Chuẩn 802.11a, tốc độ truyền dẫn tối đa 54Mbps; Chuẩn 802.11b, tốc độ truyền dẫn tối đa 11Mbps; Chuẩn 802.11g, tốc độ truyền dẫn tối đa 54Mbps (xem thêm bảng chỉ tiêu kỹ thuật kèm theo). Đặc tính chung của từng công nghệ như sau:Chuẩn 802.11b có tốc độ truyền dẫn thấp nhất (11Mbps) nhưng lại được dùng phổ biến trong các môi trường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do chi phí mua sắm thiết bị thấp, tốc độ truyền dẫn đủ đáp ứng các nhu cầu trao đổi thông tin trên internet như duyệt web, e-mail, chat, nhắn tin...
Chuẩn 802.11g có tốc độ truyền dẫn cao (54Mpbs), thích hợp cho hệ thống mạng có lưu lượng trao đổi dữ liệu cao, dữ liệu luân chuyển trong hệ thống là những tập tin đồ họa, âm thanh, phim ảnh có dung lượng lớn. Tần số phát sóng vô tuyến của chuẩn 802.11g cùng tần số với chuẩn 802.11b (2,4GHz) nên hệ thống mạng chuẩn 802.11g giao tiếp tốt với các mạng máy tính đang sử dụng chuẩn 802.11b. Tuy nhiên theo thời giá hiện nay, chi phí trang bị một hệ thống kết nối không dây theo chuẩn 802.11g cao hơn 30% so với chi phí cho một hệ không dây theo chuẩn 802.11b.
Chuẩn 802.11a tuy có cùng tốc độ truyền dẫn như chuẩn 802.11g nhưng tần số hoạt động cao nhất, 5GHz, băng thông lớn nên chứa được nhiều kênh thông tin hơn so với hai chuẩn trên. Và cũng do có tần số hoạt động cao hơn tần số hoạt động của các thiết bị viễn thông dân dụng như điện thoại 'mẹ bồng con', Bluetooth... nên hệ thống mạng không dây sử dụng chuẩn 802.11a ít bị ảnh hưởng do nhiễu sóng. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân làm cho hệ thống dùng chuẩn này không tương thích với các hệ thống sử dụng 2 chuẩn không dây còn lại.
Cách chọn mua thiết bị không dây
Thiết bị cho mạng không dây gồm 2 loại: card mạng không dây và bộ tiếp sóng/điểm truy cập (Access Point - AP). Card mạng không dây có 2 loại: loại lắp ngoài (USB) và loại lắp trong (PCI). Chọn mua loại nào tuỳ thuộc vào cấu hình phần cứng (khe cắm, cổng giao tiếp) của PC. Loại lắp trong giao tiếp với máy tính qua khe cắm PCI trên bo mạch chủ nên thủ tục lắp ráp, cài đặt phần mềm cũng tương tự như khi chúng ta lắp card âm thanh, card mạng, card điều khiển đĩa cứng... Loại lắp ngoài nối với máy tính thông qua cổng USB nên tháo ráp rất thuận tiện, thích hợp với nhiều loại máy tính khác nhau từ máy tính để bàn đến máy xách tay, lại tránh được hiện tượng nhiễu điện từ do các thiết bị lắp trong máy tính gây ra. Cần lưu ý nếu PC dùng cổng USB 1.0 (tốc độ truyền dữ liệu 12Mbps) thì chỉ thích hợp với chuẩn 802.11b, nếu dùng với 2 chuẩn còn lại thì sẽ làm chậm tốc độ truyền dữ liệu.
Thủ tục để xây dựng một mạng ngang hàng (peer-to-peer) không dây rất đơn giản. Chỉ cần trang bị cho mỗi máy tính một card mạng không dây, bổ sung phần mềm điều khiển của thiết bị là các máy tính trong mạng đã có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Nhưng nếu muốn truy xuất được vào hệ thống mạng LAN/WAN sẵn có hay truy xuất internet thì phải trang bị thêm thiết bị tiếp sóng Access Point. Chức năng chính của thiết bị này gồm tiếp nhận, trung chuyển tín hiệu giữa các card mạng trong vùng phủ sóng và là thiết bị chuyển tiếp trung gian giúp card mạng không dây giao tiếp với hệ thống mạng LAN/WAN (cũng có khi là modem) và internet. Tuy nhiên tùy theo quan điểm của nhà sản xuất, yêu cầu sử dụng và tạo thuận tiện cho người quản trị mạng, một số thiết bị Access Point có thêm một vài chức năng mạng khác như: cổng truy nhập (gateway), bộ dẫn đường... TGVT A số tháng 4/2003, 5/2003, 8/2003 và 11/2003, có bài viết giới thiệu một số loại Access Point cùng các tính năng của thiết bị.Xây dựng mạng không dây
Hình 1: Kiểm tra chất lượng phát sóng của kết nối không dây thông qua tiện ích kèm theo thiết bị |
Thiết lập một mạng không dây không tốn kém thời gian, công sức và phức tạp như các hệ thống mạng truyền thống khác, đôi khi không quá một giờ đồng hồ lao động là có thể hình thành một hệ thống mạng không dây. Thực tế cho thấy, đa số các sự cố, trục trặc xảy ra trong hệ thống mạng không dây là do phần mềm điều khiển thiết bị có lỗi nên cần ưu tiên sử dụng các trình điều khiển thiết bị mới nhất do nhà sản xuất thiết bị cung cấp, cập nhật hay tải về từ internet. Nếu hệ thống đang sử dụng hệ điều hành Windows XP thì cũng nên cài đặt bản Service Pack mới nhất do Microsoft phát hành.
Khi lắp đặt thiết bị, nên bố trí các bộ tiếp sóng (AP) ở những vị trí trên cao, tránh bị che khuất bởi các vật cản càng nhiều càng tốt. Các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất như: giấy dán tường phủ kim loại, hệ thống dây dẫn điện chiếu sáng, cây cảnh... cũng có thể làm suy giảm tín hiệu của AP. Nhớ dựng các cần anten của AP thẳng góc 900. Nếu sử dụng chuẩn không dây 802.11b và 802.11g thì cần chú ý bố trí các AP nằm xa các thiết bị phát sóng điện từ có khoảng tần số trùng với tần số của AP (2,4GHz) như lò vi ba, điện thoại 'mẹ bồng con', đầu thu phát Bluetooth... Khi thi công mạng nên di chuyển, bố trí AP tại nhiều vị trí lắp đặt khác nhau nhằm tìm ra vị trí lắp đặt thiết bị sẽ cho chất lượng tín hiệu tốt nhất.
Khoảng cách giữa card mạng không dây với AP cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ truyền dẫn, càng xa AP thì tốc độ truyền dẫn càng giảm dần. Ví dụ đối với các mạng không dây chuẩn 802.11b thì tốc độ suy giảm dần từng mức, mức sau bằng ½ so với mức trước (11Mbps xuống 5,5Mbps xuống 2Mbps...). Đa số các phần mềm tiện ích đi kèm card mạng không dây và AP có chức năng hiển thị tốc độ truyền dẫn của mạng.
Nếu không gian làm việc vượt quá bán kính phủ sóng của AP hiện có thì chúng ta phải mua thêm bộ khuyếch đại (repeater) để nâng công suất phát sóng cũng như bán kính vùng phủ sóng của AP.
Sau đó tiến hành thủ tục cấu hình phần mềm cho hệ thống mạng, cụ thể là:
Sử dụng địa chỉ IP cố định hay tự động: Nếu hệ thống mạng không dây đang xây dựng có truy cập internet thì cần liên hệ với nhà cung cấp kết nối internet (ISP) để được cung cấp địa chỉ IP và hướng dẫn cách cài đặt cho card mạng không dây.
Sử dụng dịch vụ DHCP: Cũng như với mạng máy tính thông thường, nên sử dụng dịch vụ DHCP để hệ thống tự động cung cấp địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị mạng tham gia trong mạng. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều công sức cho người quản trị mạng.
SSID: Tương tự như khái niệm tên miền trong internet, SSID (Service Set Identifier) là chuỗi ký tự đại diện cho một hệ thống mạng không dây. Tất cả các thiết bị mạng (Access Point, card mạng không dây...) của một hệ thống mạng không dây phải được khai báo chung một số SSID thì mới làm việc được với nhau. Thường thì người quản trị mạng sẽ khai báo cho toàn bộ hệ thống một tên mạng, nhưng chính chuỗi SSID này là kẽ hở giúp các hacker phán đoán loại thiết bị mạng đang sử dụng trong hệ thống để tìm cách truy cập vào đó bất hợp pháp.
Hình 2: Tìm mạng hiện diện trong vùng phủ sóng bằng công cụ Wireless Zero của Windows XP |
Kênh thông tin: Băng thông của chuẩn 802.11b và 802.11g cho phép xây dựng 14 kênh khác nhau để truyền dẫn thông tin nhưng hiện nay người ta thường dùng một trong các kênh đánh số từ 1 đến 11, và tránh dùng lẫn lộn các kênh 1, 6 và 11 để nâng chất lượng sóng tín hiệu.
Tiếp đến tiến hành cài đặt và cấu hình phần mềm điều khiển card mạng không dây. Có 2 chế độ cài đặt: Chế độ Infrastructure nếu dùng thiết bị tiếp sóng (Access Point), bộ dẫn đường (router), nhớ khai báo SSID và kênh thông tin; Chế độ Ad hoc dành cho chế độ mạng ngang hàng. Sau khi bổ sung phần mềm điều khiển, nếu máy tính chạy hệ điều hành Windows XP thì chức năng quản trị mạng không dây có tên Wireless Zero Configuration (WZC) sẽ được kích hoạt, thông qua chức năng này (biểu tượng nằm trong khay hệ thống) chúng ta sẽ biết được danh sách các mạng không dây đang hiện diện xung quanh máy tính (có card mạng không dây). Nhấn kép chọn vào một mạng không dây trong danh sách để thực hiện thủ tục kết nối vào mạng đó.
Theo quy định chung, danh sách các mạng không dây hiện diện xung quanh máy tính sẽ được phân thành 2 loại: Available networks chứa danh sách tất cả các mạng không dây máy tính có thể kết nối được; Preferred networks là danh sách tất cả các mạng không dây mà WZC của Windows XP, xếp thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, sẽ tự động thực hiện thủ tục kết nối mạng. Hai danh sách này nằm trong cửa sổ Properties của tiện ích cấu hình card mạng không dây, thủ tục khởi động cửa sổ này như sau: Nhấn chuột phải vào biểu tượng có nhãn My Network Places, chọn menu Properties rồi menu Wireless Networks.
Hình 3: Cửa sổ cấu hình card mạng không dây |
Bảo mật hệ thống: ngăn ngừa sự tò mò không cần thiết
Để hệ thống hoạt động an toàn và bảo mật thông tin trong hệ thống nội bộ, bạn nên tuân thủ một số quy định sau:Sử dụng mật khẩu: Không nên dùng mật khẩu truy cập hệ thống chỉ là khoảng trắng hay do phần mềm thiết bị tự động tạo ra.
Không cung cấp số định danh SSID: Theo mặc định, AP tự động cung cấp thông tin số định danh SSID của hệ thống mạng cho tất cả các thiết bị nằm trong bán kính phủ sóng của nó khi có yêu cầu. Điều này giúp cho người sử dụng máy tính có đầy đủ thông tin để tham gia vào mạng, nhưng lại là nhược điểm bị các hacker lợi dụng để thâm nhập bất hợp pháp, vì vậy đối với các mạng cục bộ cần vô hiệu hóa chức năng này để mạng hoạt động an toàn hơn.
Không cung cấp số định danh SSID: Theo mặc định, AP tự động cung cấp thông tin số định danh SSID của hệ thống mạng cho tất cả các thiết bị nằm trong bán kính phủ sóng của nó khi có yêu cầu. Điều này giúp cho người sử dụng máy tính có đầy đủ thông tin để tham gia vào mạng, nhưng lại là nhược điểm bị các hacker lợi dụng để thâm nhập bất hợp pháp, vì vậy đối với các mạng cục bộ cần vô hiệu hóa chức năng này để mạng hoạt động an toàn hơn.
Chỉ cho phép các thiết bị có địa chỉ MAC nhất định được tham gia vào hệ thống: Tất cả các thiết bị nối mạng đều có một chuỗi 12 ký tự duy nhất dùng làm số định danh cho từng thiết bị, từ chuyên môn gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control). Để hệ thống hoạt động an toàn hơn, chỉ những thiết bị nối mạng có số đăng ký MAC nhất định mới được quyền truy cập vào hệ thống. Danh sách địa chỉ MAC các thiết bị nối mạng không dây sử dụng trong hệ thống mạng được khai báo thông qua phần mềm quản trị Access Point. Trong Windows XP hay 2000, thủ tục xác định địa chỉ MAC của thiết bị mạng như sau: Nhấn chuột vào Start->Run, nhập vào dòng lệnh cmd rồi nhấn phím OK. Trong cửa sổ DOS của tiện ích cmd, nhập vào dòng lệnh ipconfig /all (lưu ý giữa ipconfig và /all có khoảng trống phân cách) rối nhấn phím Enter. Sau dấu ':' của dòng thông báo Physical Address chính là địa chỉ MAC của thiết bị mạng. Với Windows 98/Me chỉ cần nhập câu lệnh winipconfig vào trong cửa sổ của lệnh Run, địa chỉ MAC sẽ nằm trên dòng thông báo có nhãn 'Adapter Address'.
Áp dụng tiêu chuẩn bảo mật WPA hoặc WEP cho hệ thống: WEP (Wireless Encryption Protocol) và WPA (Wi-Fi Protected Access) là các công nghệ bảo mật hệ thống mạng không dây. Tuy nhiên hiện nay các hacker đã tìm ra cách thức vô hiệu hóa chế độ bảo mật WEP nên cần ưu tiên sử dụng chuẩn WPA để bảo mật cho hệ thống. Nếu hệ thống của bạn hiện đang áp dụng chuẩn WEP thì nên liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn chuyển sang sử dụng chuẩn WPA.
Tắt chế độ dùng chung tập tin của Windows: Khởi động phần mềm Windows Explorer. Nhấn chuột phải vào từng biểu tượng đại diện cho các ổ đĩa trong máy tính của bạn rồi chọn menu có nhãn Sharing and Security (Windows XP) hoặc Sharing (các phiên bản Windows 9x, NT). Bỏ đánh dấu chọn tại mục có nhãn 'Sharing this folder on the network'.Lê ThuPC World Mỹ 02/2004
|
Dịch đau mắt đỏ
Dịch đau mắt đỏ lan rộng, “cháy” thuốc điều trị
Nhiều học sinh phải nghỉ học, nhiều người phải nghỉ làm để tránh lây lan cho cộng đồng. Các cửa hàng thuốc đều "cháy" loại thuốc nhỏ mắt chữa bệnh này.
Nhiều học sinh phải nghỉ học, nhiều người phải nghỉ làm để tránh lây lan cho cộng đồng. Các cửa hàng thuốc đều "cháy" loại thuốc nhỏ mắt chữa bệnh này.
>> Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh ở Cần Thơ
>> 5 trẻ mù mắt vì nhầm tưởng đau mắt đỏ
>> Hà Nội bùng phát dịch đau mắt đỏ
Lan rộng từ nội thành đến ngoại thành
Dịch đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện từ cách đây khoảng một tuần và đến thời điểm này vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tại BV Mắt Trung ương, mỗi ngày ghi nhận khoảng trên 300 ca đến khám vì có những triệu chứng của bệnh như ngứa, đau, khó chịu, mắt nhiều ghèn, …
Khám bệnh cho bệnh nhân đau mắt đỏ tại BV Mắt Trung ương
Không chỉ xuất hiện ở khu vực nội thành, đến thời điểm này, nhiều địa bàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội cũng đã có bệnh nhân bị đau mắt đỏ.
BS Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương) cho biết nguyên nhân do sự dịch chuyển của người dân từ vùng này sang vùng khác nên vi rút gây bệnh phát tán nhanh.
Đặc biệt, đã có những bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị mù mắt do nhầm đau mắt đỏ với bệnh viêm nội nhãn.
BS Cương cho biết BV Mắt Trung ương đã tiếp nhận 5 trẻ bị viêm nội nhãn nhưng thị lực suy giảm trầm trọng, khó có khả năng hồi phục do gia đình tự chữa trị ở nhà vì nghĩ bị đau mắt đỏ, khi đưa đến viện thì đã chậm trễ.
Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan nên tính đến thời điểm này, nhiều gia đình cả nhà đều thay nhau mắc bệnh, thậm chí có gia đình mọi người cùng mắc bệnh ở một thời điểm khiến mọi sinh hoạt đều khó khăn, cuộc sống đảo lộn.
Có bệnh nhân đến khám ở bệnh viện mắt chia sẻ mấy ngày nay cả gia đình anh ai cũng đeo kính và dùng riêng mỗi người một lọ thuốc để chữa bệnh. Ngoài 2 đứa con nhỏ phải nghỉ học, bản thân vợ chồng bệnh nhân này cũng nghỉ làm để tránh lây lan.
Trước diễn biến này, một loạt các hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội đều bị “cháy hàng” loại thuốc nhỏ mắt có chức năng chữa viêm kết mạc.
Hơn chục cửa hàng bán thuốc trên phố Ngọc Khánh đều thông báo không còn lọ thuốc nhỏ mắt nào (phổ biến là Tobrex, Tobrin).
Mỗi ngày các cửa hàng đều bán vài chục tới cả trăm lọ nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu do dịch đau mắt đỏ gây ra. Nhiều người phải tìm đến các hiệu thuốc lớn cạnh các bệnh viện chuyên khoa để tìm mua thuốc.
Khuyến cáo học sinh nghỉ học nếu bị bệnh
Hiện nay, một loạt trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có thông báo đến phụ huynh và học sinh về dịch đau mắt đỏ để có biện pháp phòng tránh chủ động, hiệu quả.
Các trường học khuyến cáo cho học sinh nghỉ học nếu bị bệnh
Trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) trong buổi chào cờ sáng thứ 2 tuần trước và tuần này đều có thông báo về dịch đau mắt đỏ.
Các học sinh bị đau mắt đỏ đều được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm khuyến cáo phụ huynh cho nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn cùng lớp khiến tình hình dịch bệnh thêm phức tạp.
Các ĐH, CĐ, học viện trên địa bàn Thủ đô cũng ra thông báo đến sinh viên để chủ động phòng tránh. Học viện Tài chính đăng khuyến cáo về dịch bệnh này trên trang nhất để thu hút sự chú ý. Các trạm y tế phường, xã trên địa bàn Hà Nội cũng vào cuộc để tuyên truyền cho người dân cách phòng tránh.
Bà Đỗ Thị Bích Hạnh, trạm trưởng trạm y tế phường Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng) cho biết bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường xuyên xảy ra nên công tác tuyên truyền năm nào cũng được thực hiện.
Tuy nhiên, đây đang là thời kỳ cao điểm nên trạm y tế phường đã triển khai các biện pháp tuyên truyền trực tiếp, cụ thể đến các cụm dân cư, người bệnh đến khám, các giáo viên trong các trường học.
Xác định trường học có thể là nơi khiến dịch bệnh dễ lây lan, các giáo viên được trạm y tế hướng dẫn cách xử trí như cho học sinh nghỉ học trong giai đoạn cấp tính, giặt khăn mặt bằng nước nóng rồi phơi ngoài trời nắng, phát tờ rơi đến toàn bộ các hộ gia đình trong phường để tuyên truyền.
Không tự ý mua thuốc chứa corticoid để tự chữa trị
Bệnh đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh viêm kết mạc. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ mặc dù gây lo lắng nhưng ít khi gây biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành.
Đại đa số những trường hợp đau mắt đỏ là nhẹ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây biến chứng cho nên nếu thấy trẻ bị đau mắt đỏ bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Đặc biệt, bệnh nhân không tự ý mua thuốc chứa corticoid để tự chữa trị. Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh lây lan.
TPHCM: Bệnh nhi “dính” nhiều
"Từ năm 2008 tới nay tôi mới chứng kiến lại một đợt dịch đau mắt đỏ lớn như thế", BS Nguyễn Thị Thanh, khoa Mắt Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã nhận định như trên.
Ngày 23/9, chỉ mới 10h nhưng khoa Mắt, BV Nhi Đồng 2 đã khám cho 164 bệnh nhi đau mắt đỏ (độ tuổi mẫu giáo và tiểu học).
đau mắt đỏ; Hà Nội; Tobrex, Tobrin; Viện mắt Hà Nội
BS Thanh cho biết dịch đau mắt đỏ bắt đầu từ đầu tháng 9. Mọi năm, dịch chỉ kéo dài khoảng 1 tuần rồi qua đi.
Tuy nhiên, không hiểu sao năm nay dịch bùng phát đã 3 tuần nhưng lượng bệnh tới khám vẫn khá nhiều.
"Có ngày cao điểm chúng tôi khám tới trên 300 bệnh nhi đau mắt đỏ. May mắn số lượng bệnh nhi nhiều nhưng tình trạng không nặng", BS Thanh nói.
Trong nhà chỉ cần một người đau mắt đỏ thì hầu như các thành viên còn lại cũng bị theo. Biểu hiện lúc mắc bệnh là mắt bị đổ ghèn, đau nhức, sưng đỏ.
Từ đó, BS Thanh khuyên người dân phải thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, tránh dùng chung đồ với người mắc bệnh. Đặc biệt, sau khi nhỏ mắt cho trẻ phụ huynh cần rửa tay ngay. Việc hôn hít trẻ đau mắt đỏ cũng có thể bị lây bởi dịch tiết từ mắt bệnh nhi chảy xuống miệng và mũi.
Khi thấy biểu hiện đau mắt đỏ, người dân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh để mắt bị bội nhiễm.Trung bình sau khi điều trị 3 ngày mắt sẽ hết đỏ và đau, nhưng để khỏi hẳn bệnh nhân phải dùng thuốc từ 7 - 10 ngày.
|
Theo C.Quyên
VietNamNet
Hướng dẫn thiết lập mạng
Hướng dẫn thiết lập mạng riêng ảo (VPN) của riêng bạn trên Windows và Mac
Mạng riêng ảo (hay Virtual Private Network) là một mạng thường dành riêng để kết nối các máy tính trong nhà hay trong một tổ chức với nhau thông qua Internet. Với VPN, bạn có thể thiết lập kết nối từ xa để duyệt web an toàn hơn, tạo mạng ảo để cùng bạn bè chơi game như khi chơi bằng mạng LAN mà chúng ta không phải ở gần nhau, truy cập các tập tin được chia sẻ,... Bài viết này mình sẽ giải thích sơ lược VPN là gì và làm thế nào để bạn có thể xây dựng một VPN cho riêng mình bằng công cụ miễn phí Hamachi trên cả Windows lẫn Mac OS X.
VPN là gì?
VPN là gì?
Sơ đồ giản lược một mạng VPN
Một VPN là một mạng bao gồm các máy tính được kết nối với nhau ngay cả khi chúng nằm ở những vị trí địa lí cách xa nhau, hoặc khi chúng sử dụng các phương pháp kết nối mạng khác nhau. Lợi ích lớn nhất của VPN đó là tất cả kết nối giữa các máy tính đều được mã hóa và có độ an toàn cao. Một lợi ích nữa đó là các máy tính trong VPN có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả, giống như khi chúng cùng được kết nối với một router vậy. Nếu khó hiểu, bạn hãy tưởng tượng rằng hai máy tính được kết nối với nhau bởi một cái ống nước, và những gì chạy trong cái ống này sẽ không thể thoát ra ngoài. Chỉ có hai máy chơi với nhau mà thôi.
Nếu bạn không quan tâm lắm đến vấn đề bảo mật, bạn có thể thuê hoặc dùng các dịch vụ VPN, nhưng tại sao chúng ta lại phải phí tiền cho những công ty khác trong khi bạn có thể tự xây dựng riêng một VPN cho mình? Việc này rất dễ dàng, và khi đã có một VPN của riêng mình, bạn có thể làm nhiều thứ, từ lướt web, chia sẻ tập tin nhạc, hình ảnh giữa các máy cho đến việc chơi game với bạn bè mà không cần phải ngồi chung trong một căn phòng. Thật tuyệt vời!
Trước khi bắt đầu
Như đã nói ở đầu bài, chúng ta sẽ dùng công cụ mang tên Hamachi để thiết lập VPN. Có một vài phần mềm khác như OpenVPN cũng có tính năng tượng tự như Hamachi nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải cấu hình phức tạp. Trong khi đó, Hamachi có giao diện và cách dùng đơn giản, hầu như chẳng phải nhập các câu lệnh hay địa chỉ phức tạp, lại rất dễ dàng để cài đặt. Trước khi bắt đầu, có một số thứ bạn cần chuẩn bị:
* Đảm bảo bạn có một chiếc máy tính luôn mở đặt ở đâu đó, thường là nhà của chúng ta
* Bạn không dùng VPN của hãng thứ ba (vì nếu đã có rồi thì cần gì đến Hamachi)
* Trường học hay cơ quan của bạn không cung cấp VPN miễn phí
Nếu những yêu cầu trên bạn đều cảm thấy OK, hãy tiếp tục đảm bảo thêm một điều kiện nữa, đó là kết nối Internet vào chiếc máy tính luôn mở (đặt ở nhà, tạm gọi là máy A) có tốc độ tương đối tốt, đừng quá chậm. Lý do đó là vì khi vào VPN, chiếc máy tính mà bạn đang dùng (là máy B chẳng hạn) sẽ gửi tín hiệu về lại A, sau đó từ A nó lại đi về B, do đó tốc độ sẽ chậm đi. Nếu đường truyền quá chậm sẽ làm bạn nổi đóa lên vì chờ đợi.
Cài đặt và cấu hình Hamachi
Hamachi có phần mềm cho Windows, OS X và cả Linux. Hãy tải về phiên bản tương ứng với hệ điều hành trên thiết bị của bạn bằng cách vào trang web của Hamachi. Trang web này sẽ tự nhận biết hệ điều hành trên máy và bạn chỉ cần nhấn chọn vào ô "Condition of Use", sau đó nhấn nút Download. Hamachi có hai phiên bản, miễn phí và tính phí, tuy nhiên bản miễn phí đã đáp ứng tất cả các yêu cầu cơ bản của chúng ta rồi.
Sau khi đã tải về, bạn giải nén tập tin rồi tiến hành cài đặt. Khi cài xong, bạn sẽ được thấy giao diện của Hamachi. Giao diện này giống nhau trên các OS và mình sẽ lấy Mac OS làm ví dụ. Có điểm khác biệt nào với bản trên Windows thì mình sẽ nói ra.
Nếu bạn không quan tâm lắm đến vấn đề bảo mật, bạn có thể thuê hoặc dùng các dịch vụ VPN, nhưng tại sao chúng ta lại phải phí tiền cho những công ty khác trong khi bạn có thể tự xây dựng riêng một VPN cho mình? Việc này rất dễ dàng, và khi đã có một VPN của riêng mình, bạn có thể làm nhiều thứ, từ lướt web, chia sẻ tập tin nhạc, hình ảnh giữa các máy cho đến việc chơi game với bạn bè mà không cần phải ngồi chung trong một căn phòng. Thật tuyệt vời!
Trước khi bắt đầu
Như đã nói ở đầu bài, chúng ta sẽ dùng công cụ mang tên Hamachi để thiết lập VPN. Có một vài phần mềm khác như OpenVPN cũng có tính năng tượng tự như Hamachi nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải cấu hình phức tạp. Trong khi đó, Hamachi có giao diện và cách dùng đơn giản, hầu như chẳng phải nhập các câu lệnh hay địa chỉ phức tạp, lại rất dễ dàng để cài đặt. Trước khi bắt đầu, có một số thứ bạn cần chuẩn bị:
* Đảm bảo bạn có một chiếc máy tính luôn mở đặt ở đâu đó, thường là nhà của chúng ta
* Bạn không dùng VPN của hãng thứ ba (vì nếu đã có rồi thì cần gì đến Hamachi)
* Trường học hay cơ quan của bạn không cung cấp VPN miễn phí
Nếu những yêu cầu trên bạn đều cảm thấy OK, hãy tiếp tục đảm bảo thêm một điều kiện nữa, đó là kết nối Internet vào chiếc máy tính luôn mở (đặt ở nhà, tạm gọi là máy A) có tốc độ tương đối tốt, đừng quá chậm. Lý do đó là vì khi vào VPN, chiếc máy tính mà bạn đang dùng (là máy B chẳng hạn) sẽ gửi tín hiệu về lại A, sau đó từ A nó lại đi về B, do đó tốc độ sẽ chậm đi. Nếu đường truyền quá chậm sẽ làm bạn nổi đóa lên vì chờ đợi.
Cài đặt và cấu hình Hamachi
Hamachi có phần mềm cho Windows, OS X và cả Linux. Hãy tải về phiên bản tương ứng với hệ điều hành trên thiết bị của bạn bằng cách vào trang web của Hamachi. Trang web này sẽ tự nhận biết hệ điều hành trên máy và bạn chỉ cần nhấn chọn vào ô "Condition of Use", sau đó nhấn nút Download. Hamachi có hai phiên bản, miễn phí và tính phí, tuy nhiên bản miễn phí đã đáp ứng tất cả các yêu cầu cơ bản của chúng ta rồi.
Sau khi đã tải về, bạn giải nén tập tin rồi tiến hành cài đặt. Khi cài xong, bạn sẽ được thấy giao diện của Hamachi. Giao diện này giống nhau trên các OS và mình sẽ lấy Mac OS làm ví dụ. Có điểm khác biệt nào với bản trên Windows thì mình sẽ nói ra.
Giao diện diện Hamachi trên Windows
Nếu đây là lần đầu tiên bạn dùng Hamachi, hãy nhấn vào nút Power ON (giống với nút nguồn) trên cửa sổ của Hamachi. Trên Windows, bạn sẽ được yêu cầu định dạng cho máy tính xách tay của bạn với một tên gọi nào đó. Còn trên Mac, tên sẽ được tự cài đặt theo tên máy. Bạn có thể chỉnh lại ở Preferences của ứng dụng.
Đặt tên cho máy tính của chúng ta trên Hamachi Windows
Giờ thì ta bắt đầu cấu hình cho VPN của chúng ta. Bạn vào menu Network > Creat a new network. Nhập vào một tên nào đó mà bạn dễ nhớ và độc đáo, chẳng hạn như mình đặt là Network ID của mình là "mangnhaduyluan" chẳng hạn. Đây sẽ là tên truy cập cho các máy khác luôn đấy. Nhập thêm password vào rồi nhấn Create. Chờ một chút, bạn sẽ thấy tên mạng của mình hiện ra trong cửa sổ Hamachi với màu xanh lá cây. Vậy là xong bước tạo.
Tạo mạng mới
Mạng riêng ảo của chúng ta đã xuất hiện. Bây giờ thì bạn hãy lấy một chiếc máy tính khác, cũng cài Hamachi vào. Tuy nhiên, lần này, bạn chọn vào menu Network > Join an existing network. Bạn sẽ được hỏi về Network ID và mật khẩu mà bạn đã thiết lập trước đây. Nhập nó vào rồi nhấn Join. Chờ một lát, bạn sẽ thấy được trên tên mạng và tên các máy tính đang vào mạng. Như vậy là bạn đã kết nối vào VPN của riêng bạn rồi đấy. Nếu bạn muốn những người khác kết nối vào VPN của mình, hãy gửi cho họ Network ID và password. Tất nhiên là trên máy của người ta cũng phải cài sẵn Hamachi nhé.
Những việc bạn có thể làm thêm sau khi đã kết nối đến VPN của mình
Duyệt web an toàn
Tưởng tượng rằng bạn đang ở thư viện trường học, hay một quán cà phê nào đó với kết nối Wifi. Đột nhiên, bạn cần phải thực hiện một thứ gì đó vớ ngân hàng thông qua trang web của họ. Nếu chỉ dùng Wifi công cộng mà truy cập vào ngay thì thông tin của chúng ta có khả năng bị lộ rất cao. Có thể bạn nghĩ rằng dễ gì có ai đánh cắp được thông tin thẻ tín dụng của mình, nhưng thật ra thì có một số lượng rất lớn thẻ bị trộm cắp thông tin bằng Wifi công cộng đấy. Với VPN thì chúng ta sẽ giảm thiểu được rủi ro này bằng cách kết hợp với proxy bằng phần mềm Privoxy.
Privoxy có thể được tải về tại đây, và tương thích với Windows, Mac, Linux.
Trên Windows
Sau khi chạy lên, trên Windows, Privoxy sẽ hiện một cửa sổ trống, đừng lo lắng và hãy đóng cửa sổ này lại. Thật ra, Privoxy vẫn đang chạy ngầm. Bạn nhấp phải chuột vào biểu tượng Privoxy ở thanh đồng hồ, chọn Edit > Main Configuration. Notepad sẽ chạy tập tin config.txt. Bạn nhấn Control + F và tìm dòng này
Duyệt web an toàn
Tưởng tượng rằng bạn đang ở thư viện trường học, hay một quán cà phê nào đó với kết nối Wifi. Đột nhiên, bạn cần phải thực hiện một thứ gì đó vớ ngân hàng thông qua trang web của họ. Nếu chỉ dùng Wifi công cộng mà truy cập vào ngay thì thông tin của chúng ta có khả năng bị lộ rất cao. Có thể bạn nghĩ rằng dễ gì có ai đánh cắp được thông tin thẻ tín dụng của mình, nhưng thật ra thì có một số lượng rất lớn thẻ bị trộm cắp thông tin bằng Wifi công cộng đấy. Với VPN thì chúng ta sẽ giảm thiểu được rủi ro này bằng cách kết hợp với proxy bằng phần mềm Privoxy.
Privoxy có thể được tải về tại đây, và tương thích với Windows, Mac, Linux.
Trên Windows
Sau khi chạy lên, trên Windows, Privoxy sẽ hiện một cửa sổ trống, đừng lo lắng và hãy đóng cửa sổ này lại. Thật ra, Privoxy vẫn đang chạy ngầm. Bạn nhấp phải chuột vào biểu tượng Privoxy ở thanh đồng hồ, chọn Edit > Main Configuration. Notepad sẽ chạy tập tin config.txt. Bạn nhấn Control + F và tìm dòng này
Code:
listen-address 127.0.0.1:8118
Sửa nó bằng cách thêm dấu # ở đầu, tức bây giờ nó trở thành
Code:
#listen-address 127.0.0.1:8118
Đánh vào dòng mới, bắt đầu bằng "listen-address", sau đó là địa chỉ IP của bạn (hiển thị trên cửa sổ Hamachi). Giờ thì nó sẽ thành như thế này
listen-address 127.0.0.1:8118
Sửa nó bằng cách thêm dấu # ở đầu, tức bây giờ nó trở thành
Code:
#listen-address 127.0.0.1:8118
Đánh vào dòng mới, bắt đầu bằng "listen-address", sau đó là địa chỉ IP của bạn (hiển thị trên cửa sổ Hamachi). Giờ thì nó sẽ thành như thế này
Code:
listen-address 5.xxx.xxx.xxx:8118
Nhấn nút Save và khởi động lại Privoxy.
listen-address 5.xxx.xxx.xxx:8118
Nhấn nút Save và khởi động lại Privoxy.
Trên Mac OS
Quá trình cài đặt vẫn diễn ra bình thường như của WIndows. Sau khi cài xong, bạn nhấp chọn vào màn hình Desktop rồi nhấn Command + Shift + G, nhập vào ô "Go to folder" địa chỉ sau:
/usr/local/etc/privoxy, nhấn Enter. Bạn sẽ thấy được tập tin config, nhấp đôi chuột vào và tiến hình chỉnh sửa giống hướng dẫn trên Windows. Thêm một bước nữa đó là bạn tìm dòng
Quá trình cài đặt vẫn diễn ra bình thường như của WIndows. Sau khi cài xong, bạn nhấp chọn vào màn hình Desktop rồi nhấn Command + Shift + G, nhập vào ô "Go to folder" địa chỉ sau:
/usr/local/etc/privoxy, nhấn Enter. Bạn sẽ thấy được tập tin config, nhấp đôi chuột vào và tiến hình chỉnh sửa giống hướng dẫn trên Windows. Thêm một bước nữa đó là bạn tìm dòng
Code:
enable-edit-actions 0
Sửa nó thành
enable-edit-actions 0
Sửa nó thành
Code:
enable-edit-actions 1
Riêng với Mac OS X Lion 10.7, bạn cần phải chép tập tin config này ra Desktop, khi bắt đầu chỉnh sửa, nhấn chọn Duplicate. Sửa xong rồi lưu lại với cái tên config rồi chép đè lên tập tin config cũ.
Sau khi sửa xong tập tin config, bạn hãy vào > System Preferences > Network, chọn tiếp kết nối Wifi hoặc Ethernet (tức là cái nào mà bạn đang dùng để vào mạng ấy) rồi nhấn nút Advanced. Chuyển sang thẻ Proxies, chọn vào Web Proxy và Secure Web Proxy. Ở mục Web Proxy, bạn nhập địa chỉ IP của Hamachi vào. Nhấn OK khi đã hoàn tất.
Người dùng Mac cực hơn Windows vì Privoxy không chạy sẵn, mà ta phải mở Terminal ra, nhập vào dòng lệnh sau
enable-edit-actions 1
Riêng với Mac OS X Lion 10.7, bạn cần phải chép tập tin config này ra Desktop, khi bắt đầu chỉnh sửa, nhấn chọn Duplicate. Sửa xong rồi lưu lại với cái tên config rồi chép đè lên tập tin config cũ.
Sau khi sửa xong tập tin config, bạn hãy vào > System Preferences > Network, chọn tiếp kết nối Wifi hoặc Ethernet (tức là cái nào mà bạn đang dùng để vào mạng ấy) rồi nhấn nút Advanced. Chuyển sang thẻ Proxies, chọn vào Web Proxy và Secure Web Proxy. Ở mục Web Proxy, bạn nhập địa chỉ IP của Hamachi vào. Nhấn OK khi đã hoàn tất.
Người dùng Mac cực hơn Windows vì Privoxy không chạy sẵn, mà ta phải mở Terminal ra, nhập vào dòng lệnh sau
Code:
cd /Applications/Privoxy
sudo ./startPrivoxy.sh
hoặc dòng sau để ngừng Privoxy
cd /Applications/Privoxy
sudo ./startPrivoxy.sh
hoặc dòng sau để ngừng Privoxy
Code:
cd /Applications/Privoxy
sudo ./stopPrivoxy.sh
Thiết lập trình duyệt để dùng với proxy mới
Chạy trình duyệt ưa thích của bạn lên. Trong Firefox, bạn vào Options (hoặc Preferences trên Mac) > Advanced > Network > Settings. Chọn dòng Manual Proxy Configuration rồi nhập HTTP Proxy bằng địa chỉ của Hamachi. Nhấn OK để hoàn thành.
cd /Applications/Privoxy
sudo ./stopPrivoxy.sh
Thiết lập trình duyệt để dùng với proxy mới
Chạy trình duyệt ưa thích của bạn lên. Trong Firefox, bạn vào Options (hoặc Preferences trên Mac) > Advanced > Network > Settings. Chọn dòng Manual Proxy Configuration rồi nhập HTTP Proxy bằng địa chỉ của Hamachi. Nhấn OK để hoàn thành.
Với Opera thì nó nằm ở Opera > Options (Preferences nếu trên Mac OS) > Advanced > Network > Proxy Servers. Với trình duyệt Chrome, bạn cần cài plugin Proxy Switchy. Cài xong thì bạn chạy plug-in này rồi nhập HTTP Proxy chính là địa chỉ IP hiện trên cửa sổ Hamachi.
Để kiểm tra xem Privoxy có hoạt động hay chưa, bạn vào địa chỉ http://config.privoxy.org/. Nếu thấy trang web hiện dòng thông báo "This is Privoxy 3.0.17 on Windows (5.xxx.xxx.xx), port 8118, enabled" thì ngon lành rồi. Còn nếu web hiện "Privoxy is not being used" thì bạn hãy xem lại phần hướng dẫn và xem mình đã bỏ qua hoặc làm sai bước nào nhé.
Việc cấu hình khá dài nhỉ, nhưng chúng ta chỉ thực hiện một lần thôi. Những lần sau thì cứ thế mà chiến. Nếu bạn không dùng Hamachi và không duyệt web được, chỉ cần bỏ chọn ô "Manual Proxy" của trình duyệt đi là xong. Khi cần dùng thì chọn lại.
Duyệt tập tin trên máy khác từ xa
Để kiểm tra xem Privoxy có hoạt động hay chưa, bạn vào địa chỉ http://config.privoxy.org/. Nếu thấy trang web hiện dòng thông báo "This is Privoxy 3.0.17 on Windows (5.xxx.xxx.xx), port 8118, enabled" thì ngon lành rồi. Còn nếu web hiện "Privoxy is not being used" thì bạn hãy xem lại phần hướng dẫn và xem mình đã bỏ qua hoặc làm sai bước nào nhé.
Việc cấu hình khá dài nhỉ, nhưng chúng ta chỉ thực hiện một lần thôi. Những lần sau thì cứ thế mà chiến. Nếu bạn không dùng Hamachi và không duyệt web được, chỉ cần bỏ chọn ô "Manual Proxy" của trình duyệt đi là xong. Khi cần dùng thì chọn lại.
Duyệt tập tin trên máy khác từ xa
Khi đã kết nối Hamachi, muốn duyệt tập tin nằm trong thư mục Public của máy tính khác, bạn nhấp phím phải chuột rồi chọn Browse. Bạn sẽ được hỏi tên người dùng và mật khẩu của máy tính đó, hãy liên hệ với bạn bè để biết máy của họ có tên là gì nhé. Còn nếu máy bạn muốn lấy tập tin là của mình thì cứ thoải mái thôi. Cách này mình thường hay dùng khi đi chơi xa mà muốn lấy tập tin trên máy tính đặt ở nhà. Có một điểm nhỏ bạn cần lưu ý, đó là mình thử duyệt tập tin giữa Mac với Mac, Windows với Windows thì được, còn Mac với Windows thì không được.
Chơi game LAN
Bạn có thể chơi các game LAN giống hệt như khi các máy tính đang nối với cùng một router. Chỉ cần bạn đã vào VPN là xong, không cần phải thiết lập thêm gì cả. Thử tưởng tượng bạn có thể chơi Counter-Strike với chiến hữu trong khi đang ở xa, cũng hay đấy chứ.
Chat bảo mật trong Hamachi
Chơi game LAN
Bạn có thể chơi các game LAN giống hệt như khi các máy tính đang nối với cùng một router. Chỉ cần bạn đã vào VPN là xong, không cần phải thiết lập thêm gì cả. Thử tưởng tượng bạn có thể chơi Counter-Strike với chiến hữu trong khi đang ở xa, cũng hay đấy chứ.
Chat bảo mật trong Hamachi
Hamachi tích hợp sẵn trình chat, và vì chat trong VPN nên độ bảo mật và mã hóa cao. Bạn nhấp chuột phải vào tên máy tính muốn bắt đầu chat, chọn "Chat". Sau đó chỉ việc gõ lời thoại mà thôi.
Theo: Tinhte
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)